"Tôi không hiểu tại sao có nhiều sự quan tâm đến BRICS như vậy",ânnhắctừchốigianhậđá gà thomo trực tiếp Diana Mondino, cố vấn kinh tế cấp cao của Tổng thống đắc cử Argentina Javier Milei, trả lời Sputnik Brazilngày 20/11, thêm rằng bà không rõ gia nhập khối sẽ mang lại lợi ích gì cho Buenos Aires vào lúc này.
BRICS là nhóm các nền kinh tế mới nổi với 5 thành viên Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, chiếm hơn 40% dân số toàn cầu và khoảng 1/4 GDP thế giới. Nam Phi đang là quốc gia chủ tịch.
Tại hội nghị thượng đỉnh tháng 8, BRICS đã thông qua tuyên bố chung, trong đó có kết nạp 6 thành viên mới gồm Argentina, Ai Cập, Iran, Ethiopia, Arab Saudi và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) từ năm 2024. Tổng thống Argentina mãn nhiệm Alberto Fernandez khi đó nói gia nhập BRICS sẽ mở ra "bối cảnh mới" cho nước này. Ông Milei và bà Mondino đều phản đối kế hoạch.
"Nếu gia nhập BRICS mang lại lợi ích về sau, chúng tôi sẽ phân tích việc này", bà Mondino, ứng viên cho ghế ngoại trưởng trong chính quyền ông Milei, cho biết.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh ngày 20/11 nói bà chưa biết về bình luận của cố vấn Mondino.
"Tôi muốn nói rằng cơ chế hợp tác BRICS là nền tảng quan trọng để các thị trường mới nổi và quốc gia đang phát triển tăng đoàn kết, hợp tác và duy trì lợi ích chung", theo bà Mao. "BRICS cũng là nền tảng mở và chúng tôi hoan nghênh mọi quốc gia quan tâm trở thành thành viên gia đình BRICS".
Nga, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi chưa bình luận về ý định của Argentina.
Dmitry Rosenthal, lãnh đạo Viện Mỹ Latin thuộc Học viện Khoa học Nga, chuyên gia Hội đồng Các vấn đề quốc tế, nhận định ông Milei có thể sẽ thay đổi quan điểm. "Chúng ta nên chờ xem. Cần hiểu rằng gia nhập BRICS là điều có lợi, và có thể hữu ích cho Argentina trong tương lai", ông nói với TASS.
Ông Milei, chính trị gia cánh hữu, ngày 19/11 đắc cử tổng thống Argentina với gần 56% số phiếu ủng hộ. Ông phản đối Argentina gia nhập BRICS, không ủng hộ quan hệ kinh tế với Trung Quốc và Brazil. Thay vào đó, ông dự định tăng cường quan hệ kinh tế với Mỹ và Israel, hai quốc gia ông Milei dự định công du đầu tiên sau khi nhậm chức.
Tổng thống đắc cử Argentina cam kết thực hiện các "liệu pháp sốc kinh tế", như đóng cửa ngân hàng trung ương, đôla hóa nền kinh tế, cắt giảm chi tiêu, cải cách kinh tế mạnh tay. Ông sẽ đối mặt nhiều thách thức lớn, trong bối cảnh ngân sách chính phủ và ngân hàng trung ương trống rỗng, lạm phát gần 150%.
"Ông Milei là điều mới mẻ. Ông ấy có chút bí ẩn và đáng sợ, nhưng đã đến lúc sang một trang mới", nhân viên nhà hàng Cristian, 31 tuổi, nói khi bỏ phiếu.
Như Tâm(Theo RT, Reuters)