Giữa tháng 12.2022,ởcửangõquốctếĐàNẵtrực tiếp đá gà thomo Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP.Đà Nẵng (Ban quản lý) khởi công dự án cảng Liên Chiểu, phần cơ sở hạ tầng dùng chung. Ông Lê Thành Hưng, Giám đốc Ban quản lý, cho rằng theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển VN thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cảng biển Đà Nẵng là cảng biển lớn nhất khu vực miền Trung và một trong 3 cảng biển lớn nhất, trọng điểm VN (bên cạnh khu cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện - Hải Phòng và khu cảng Cái Mép - Thị Vải tại Bà Rịa-Vũng Tàu). "Dự án có ý nghĩa quan trọng để xúc tiến thu hút đầu tư xây dựng đồng bộ cảng Liên Chiểu - cảng cửa ngõ quốc tế tại khu vực duyên hải miền Trung, nhằm tăng cường kết nối vùng và liên vùng, là đòn bẩy góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của TP.Đà Nẵng và khu vực", ông Hưng nói.
CẢNG ĐỘNG LỰC
Nằm ở vị trí điểm cuối hành lang kinh tế Đông - Tây, sở hữu đầy đủ các tuyến quốc lộ, đường Hồ Chí Minh, cao tốc Bắc - Nam, đường ven biển kết nối Tây nguyên và duyên hải miền Trung, cảng Liên Chiểu có lợi thế kết nối giao thông liên vùng. Đặc biệt, sau khi cải tạo ga Kim Liên thành ga hàng hóa sau cảng, kết nối với tuyến đường sắt Bắc - Nam sẽ đảm bảo cảng Liên Chiểu thành cảng cửa ngõ miền Trung tích hợp được tất cả các phương thức vận tải. "Cảng biển Đà Nẵng còn có lợi thế là cảng biển duy nhất miền Trung thiết lập 30 chuyến tàu container cập cảng/tuần. Đây là tiền đề quan trọng thu hút các hãng tàu thiết lập tuyến biển xa đi châu Âu, Bắc Mỹ, châu Phi khi các bến Liên Chiểu được đưa vào khai thác", ông Hưng nhận định thêm.
Kể từ khi khởi công ngày 14.12.2022, Ban quản lý đã cùng liên danh nhà thầu và các đơn vị liên quan phối hợp bộ, ngành hoàn thiện hồ sơ bàn giao khu vực biển, hoàn thành thi công đường tạm D1 và bờ bao bãi chứa vật chất nạo vét D3, D4, thi công các tuyến đường giao thông, các công trình phụ trợ, ký kết hợp đồng mua bản quyền sản xuất 38 bộ ván khuôn với công ty Nhật Bản… Tổng giá trị sản lượng thi công đến nay đạt khoảng 135 tỉ đồng.
Thượng tá Tống Thanh Phúc, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô, cho biết địa hình thi công cảng Liên Chiểu khá thuận lợi, có thể vận chuyển bằng đường biển. Đơn vị đã làm việc với các mỏ khoáng sản và địa phương để bổ sung trữ lượng, đảm bảo nguồn cung cho dự án đúng tiến độ.
Các chuyên gia nhận định, phần cơ sở hạ tầng dùng chung cảng Liên Chiểu sau khi hoàn thành sẽ tạo cơ sở để phát triển các bến giai đoạn tiếp theo. Hiện nay, cảng Liên Chiểu là 1 trong 7 dự án động lực TP.Đà Nẵng tập trung kêu gọi đầu tư và đã có một số doanh nghiệp lớn được UBND TP.Đà Nẵng trao chứng nhận cho phép nghiên cứu đầu tư dự án cảng biển Liên Chiểu. Trong số các phân khu chức năng (450 ha), có khu 8 container tiếp nhận tàu đến 8.000 TEU (giai đoạn 1) và dài hạn tiếp nhận tàu đến 18.000 TEU (tương đương 200.000 DWT). Khu 6 bến tổng hợp tiếp nhận tàu trọng tải 100.000 DWT (phía ngoài) và các tàu nhỏ phía trong (khoảng 30.000 DWT); khu bến thủy nội địa tiếp nhận tàu trọng tải đến 5.000 DWT để phục vụ gom/chia hàng cho khu bến container, bến tổng hợp; khu 6 bến hàng lỏng/khí tại khu vực đê chắn sóng, tiếp nhận tàu trọng tải 30.000 DWT; khu kho bãi đường sắt tập kết, bốc xếp hàng hóa…
ĐỂ XỨNG DANH CỬA NGÕ
Với "diện mạo" này, sau khi hoàn thành, cảng Liên Chiểu sẽ là đòn bẩy, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của TP.Đà Nẵng và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Cảng Liên Chiểu nằm ở địa bàn Q.Liên Chiểu, việc vận chuyển hàng hóa ra vào cảng không phải qua khu vực nội đô… Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, khẳng định với tốc độ tăng trưởng của TP hiện nay, việc khai thác hàng hóa qua cảng Tiên Sa (ở địa bàn Q.Sơn Trà) ảnh hưởng đến giao thông, do hàng hóa phải vận chuyển qua nội đô, gây ùn tắc, mất an toàn giờ cao điểm, ảnh hưởng đến đời sống và phát triển kinh tế - xã hội, môi trường phát triển du lịch. "Cảng Tiên Sa không thể phát triển mở rộng hay đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ quốc tế miền Trung (loại đặc biệt) do hạn chế không gian phát triển lớn và điều kiện kết nối giao thông. Do đó, phương án đầu tư phát triển cảng Liên Chiểu dần thay thế cảng Tiên Sa, từng bước chuyển cảng Tiên Sa thành cảng du lịch là phù hợp với tiến trình phát triển của TP.Đà Nẵng", ông Chinh nói.
Ngay ngày ra quân đầu tiên sau Tết Nguyên đán, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đã kiểm tra dự án và khẳng định cảng Liên Chiểu không chỉ là một trong các dự án trọng điểm, động lực, mà là công trình quan trọng nhất TP.Đà Nẵng thời điểm hiện nay. Điều này càng khiến các đơn vị liên quan hạ quyết tâm. "Theo kế hoạch 2023, Ban quản lý và liên danh nhà thầu cam kết quyết tâm hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đã bố trí cho dự án", ông Lê Thành Hưng nói.
Theo Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị về xây dựng TP.Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong 3 trụ cột chính có kinh tế biển. TP.Đà Nẵng cũng đã cụ thể hóa với 5 lĩnh vực mũi nhọn, trong đó có cảng biển gắn với dịch vụ logistics, nhằm phát triển TP.Đà Nẵng trở thành một trung tâm kinh tế biển, hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ logistics tại miền Trung. Tốc độ tăng trưởng hàng hóa qua cảng biển Đà Nẵng trung bình 10%/năm. Năm 2020, lượng hàng qua cảng Đà Nẵng đạt 11,4 triệu tấn, dự báo sản lượng hàng hóa đạt 50 triệu tấn đến năm 2050. Do đó, cảng Liên Chiểu cần thiết đầu tư phục vụ nhu cầu phát triển.
Phần hạ tầng dùng chung cảng Liên Chiểu có tổng mức đầu tư hơn 3.426 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 hơn 2.994 tỉ đồng, phần còn lại sử dụng ngân sách TP.Đà Nẵng. Tiến độ thực hiện đến tháng 12.2025, nhằm đáp ứng yêu cầu về cơ sở hạ tầng cho 2 bến khởi động ban đầu. Liên danh Công ty CP Tư vấn và xây dựng Phú Xuân, Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Dacinco, Công ty CP Xây dựng Xuân Quang thực hiện trong thời gian 1.380 ngày.